Đơn vị thiết kế kiến trúc: Department of ARCHITECTURE Co., Ltd.
Địa điểm xây dựng: Phuket, Thailand
Đơn vị đầu tư: SALA Phuket, Co., Ltd.
Cá nhân chịu trách nhiệm: Twitee Vajrabhaya Teparkum và Amata Luphaiboon
Đơn vị cộng tác: Penwisa Kietduriyakul
Đơn vị thiết kế nội thất: Department of ARCHITECTURE Co., Ltd.
Đơn vị thiết kế chiế
Đơn vị tư vấn kết cấu: SPC Consulting Engineers Co., Ltd.
Đơn vị lắp đặt hệ thống máy móc: A E Two O Co., Ltd
Đơn vị cung cấp đồ dùng nội thất: New Muang Thong
Năm thiết kế: 2009
Hình ảnh được cung cấp bởi: Wison Tungthunya
Khối công trình bar nhà hàng này được kéo dài theo phương ngang để lấy được tối đa cảnh quan bãi biển trước mặt cho tất cả các góc nhìn. Ngược lại với hệ khung ô vuông thường dùng để phân chia đường ranh, những cột kết cấu ở đây được bố trí lại theo nhịp tự do, theo đó tạo nên một đường viền ảo – cảm giác như không có đường bao. Kết quả là không gian nội thất bên trong và môi trường cảnh quan bên ngòai được kết hợp làm một.
Trong bối cảnh ngọai thất có vẻ rất trang nghiêm, tòan bộ không khí trong nhà hàng này được làm dịu đi với các chi tiết kiến trúc nội thất tinh xảo. Trần nhà chẳng hạn, thay vì làm một tấm gỗ phẳng, công nghệ cắt và xoay được sử dụng ở đây để tạo ra các hoa văn đường nét đa dạng trên trần. Công nghệ tương tự cũng được dùng cho tấm bảng chính nằm trước quầy bar.
Bên cạnh không gian ăn uống dưới đất, còn một khu vực cảnh quan dành cho ăn uống khác nằm trên tầng thượng của nhà hàng. Không gian ăn uống được hạ xuống tạo nên những vùng lõm. Với việc thay thế hệ thống tay vịn xung quanh bằng vành đai mặt nước, sự cản trở về tầm nhìn ngay lập tức bị lọai bỏ. Và do đó không gian được kéo dài ra ngòai một cách vô hạn.
Mặc dù chứa một số lượng lớn các chi tiết phụ như các thành phần kết cấu, hồ nước, ghế dài, và các thiết bị che nắng, phần mái của nhà hàng được thiết kế rất tỉ mỉ để có được độ mỏng và nhẹ nhàng. Việc treo trần nhà vào kết cấu mái đã tạo nên một khỏang hở giữa mái và trần. Về chức năng, khỏang hở này cho phép các thiết bị kỹ thuật có thể bố trí được bên trong. Để nhấn mạnh thêm nét ấn tượng về tính mỏng manh, các đường bao quanh hồ nước được hạ xuống để tạo ra các rãnh nước có gờ phía ngòai cùng ngắn hơn các rãnh của hồ. Tính mỏng manh của hệ mái mà người ta nghĩ rằng dường như không thể đặt chân lên đã thực sự làm tăng thêm hấp dẫn nhất là khi không gian ăn uống ngòai trời được bố trí trên tầng thượng.
Khối đặc của không gian phục vụ, bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh, được chia cắt ra từ công trình chính; cho phép không gian ăn uống được bao quanh tòan bộ bởi cảnh quan thiên nhiên. Khác với không gian ăn uống, nhà vệ sinh, với việc cố định vị trí của nó, đã thiết lập nên mối liên hệ với môi trường thiên nhiên theo một cách khác. Ẩn đằng sau bức tường, không gian ngòai trời được bố trí ăn sâu vào khối đặc của khu phục vụ. Không gian mở này cùng với hệ thống trang thiết bị đóng vai trò là một lối đi bất ngờ vào nhà vệ sinh.
DelaNgoc